DUYÊN QUÊ MỘT TÌNH YÊU NGỌT NGÀO ;
Tôi
đã từng đọc và ngâm thơ của tác giả Nguyễn Quang Huỳnh. Thơ của anh
luôn chan chứa một tình yêu tha thiết. Lời thơ đi vào trái tim và đọng
lại. Tác phẩm Duyên quê cũng vậy. Nó đã cho tôi một cảm giác ngọt ngào
của cái Duyên quê, của tình quê hương, tình Mẹ, tình con người…
Sinh
năm 1954,anh Nguyễn Quang Huỳnh , quê ở Hà Nam. Một vùng đất không chỉ
có nhiều cảnh đẹp hữu tình đầy thơ mộng mà còn là nơi sản sinh ra nhiều
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cái thời anh sinh
ra và lớn lên là thời của đất nước chiến tranh, đói nghèo và loạn lạc.
Có lẽ vậy mà trái tim nhà thơ càng thêm chan chứa yêu thương đất nước
quê hương, luôn rung lên với những vất vả lo toan của Mẹ, trân trọng và
kính phục những người đã vì nước quên mình. Và khi sống xa quê, anh càng
thêm đau đáu nhớ về quê. Có thể nói thơ anh và duyên quê là một
Với
82 bài thơ với nhiều đề tài trong cuộc sống, Duyên quê chính là một bức
tranh quê đầy màu sắc, phong phú và sinh động trải rộng không chỉ ở
miền quê Hà Nam mà còn ở khắp mọi miền đất nước, ở cả những nơi mà tác
giả đặt chân đến. Nó là tấm lòng biết ơn của tác giả với mảnh đất quê
hương, đất nước.
Hình
như tất cả ngôn từ đẹp nhất, cảm xúc sâu lắng và ngọt ngào nhất anh đều
dành cho Mẹ. Mẹ là cội nguồn, là quê hương, là tất cả những gì đẹp nhất
trong cuộc đời. Một người mẹ nông thôn Việt Nam vất vả với nắng mưa,
tảo tần khuya sớm, hy sinh tất cả cho chồng con. Ngoài những bài thơ có
nhắc đến Mẹ thì trong tám mươi hai bài, tác giả đã dành chín bài viết
riêng về mẹ. Lời thơ như vắt từ trong trái tim làm người đọc rưng rưng:
Thân cò lặn lội nẻo quê
Tay bùn, chân đất, rét tê tái lòng…
( Còn đâu dáng Mẹ ngày xưa)
Đã
rất nhiều nhà thơ, nhà văn dùng hình ảnh con cò để nói về người mẹ
nhưng đọc hai câu thơ này của tác giả, nỗi gian truân vất vả của người
mẹ ” Tay bùn. chân đất, rét tê tái lòng…”như hiện rõ trước mắt người
đọc. Cái rét, cái vất vả của mẹ như cứa vào chính trái tim của chúng ta.
Nước mắt cứ cay sè rưng rưng
Hy
sinh cho chồng con, mẹ còn sẵn sàng tiễn con ra chiến trường cứu nước.
Dẫu xa con, trái tim mẹ cũng mỏi mòn. Mỏi mòn trong lo âu và chờ đợi.
Đêm nào…giấc ngủ cũng mơ
Mơ con canh giữ cõi bờ biên cương
Mong nhiều, nhớ lắm…càng thương
Con càng biền biệt, quê hương mẹ chờ!
( Mẹ vẫn chờ con)
Khi
cả các bạn con đã về mà con vẫn không về thì mẹ vẫn cứ luôn chờ đợi.
Chỉ có người mẹ mới có một niềm tin son sắt đến thế! Đọc bài thơ mà trái
tim lại rưng rưng…
Có
thể lấy ra rất nhiều câu thơ hay về Mẹ của tác giả trong các bài thơ.
Hình ảnh Mẹ không phải được vẻ lên bằng các ngôn từ mà chính bằng tình
yêu sâu sắc :
Mây gieo những hạt mưa rơi
Mẹ tôi gieo hạt mồ hôi ruộng làng
Tảo tần tìm kiếm hạt vàng
Lời ru của mẹ ngập tràn thương yêu
Hay
Hoa từ đất, mưa từ trời
Giọt mồ hôi mẹ cho đời con xanh
( Chơ đời con xanh)
Hoặc là bài Đời mẹ tôi. Một bài thơ đẹp về người mẹ tảo tần hy sinh tất cả vì con. Tôi thích nhất hai câu thơ ở đoạn đầu:
Thương thay những giọt mồ hôi
Vắt từ đời mẹ nuôi tôi học hành
Trong bài Nhớ mẹ đồng chiêm cũng vậy:
Tảo tần bắt tép mò cua
Nẻ chân, xước móng, nắng mưa lội đồng.
Và
còn rất nhiều trong các bài thơ khác. Cái hay của thơ anh là vẫn hình
ảnh người mẹ tảo tần sớm hôm vất vả nhưng hình ảnh ấy không hề lặp lại. Ở
mỗi bài ta lại thấy một nét đẹp mới của người mẹ một nắng hai sương.
Càng đọc càng thấy hình ảnh người mẹ cứ tỏa sáng, khắc sâu, in dấu trong
trái tim chúng ta.
Một
nét đẹp không thể tách rời với hình ảnh Người Mẹ, đó là nét đẹp của bức
tranh làng quê. Cái Nét quê từ xa xưa đã thấm vào tâm hồn anh :
Người quê chân chất dịu dàng
Làng quê yên ả mấy hàng dậu thưa
( Nét quê)
Chính
cái nét quê ấy, cái “ chân chất dịu dàng” ấy đã nuôi dưỡng và làm nên
tâm hồn thơ của tác giả. Dẫu thời gian, mưa nắng thì cái nét quê với anh
vẫn mãi như ngày nào:
Nắng mưa không thể phai mòn
Nét quê vẫn đẹp, vẫn giòn như xưa
( Nét quê)
Cái
nét quê ấy đã làm nên một Duyê quê ngọt ngào và tươi mát. Bức tranh quê
được vẽ lên với cái nét đẹp hiền hòa, thơ mộng, gần gũi với cuộc sống
của người nông dân. Đó là cây dừa chải tóc vào mây xanh, đó là “mùa lúa
chín bao la thảm vàng”, đó là hạt “mưa xuân nhè nhẹ bay bay”, là tà áo
dài ai đi qua trước cổng nhà” nhuộm ráng nắng chiều” thật duyên dáng, dễ
thương. Và tâm điểm nhất vẫn là “ Bức tranh quê” của Núi Đọi sông
Châu-quê hương của tác giả:
Gió lay sóng lúa rập rờn
Đàn cò cõng nắng cánh vờn thảm xanh
( Bức tranh quê)
Có
lẽ chỉ có ai yêu quê hương bằng tình yêu máu thịt mới có thể vẽ nên bức
tranh quê sống động và đáng yêu đến thế. Hình ảnh “đàn cò cõng nắng”
chẳng thể nào tuyệt hơn!
Với
một tâm hồn thấm đẫm chất quê, đi đến đâu, tác giả cũng rung cảm trước
những vẻ đẹp của miền đất nơi ấy. Đến với “ Chợ tình Khâu Vai”:
Rượu đào nồng ủ cho ai
Nếp nương quyện với sương mai nắng hường
…
Đêm tàn còn đọng giấc mơ
Cuộc tình dang dở hẹn chờ kiếp sau
Cái nét đẹp của vùng đất Sa Pa thật tình và hoang dại được khắc họa thật đẹp!Hay câu hò Ví Dặm làm ngất ngây lòng người:
Sông Lam biếc nước xanh trong
Nghe câu Ví Dặm cứ mong ngày về
( Câu Ví Dặm)
Đến với Củ Chi thành đồng, tác giả nhìn ra sự thay đổi vươn lên:
Hòa bình xây lại đàng hoàng
Nhà tầng trường, trạm khang trang lên nhiều
( Đất mẹ)
Yêu mẹ, yêu quê nhà thơ càng khắc sâu công ơn Người Thầy, người đã mang trí thức chắp cánh ước mơ:
Bao năm từng rút ruột tằm
Ươm mầm hạnh phúc âm thầm nhả tơ
( Đến thăm thầy)
Không
ra chiến trận nhưng sống trong thời kì đất nước có chiến tranh, tác giả
hiểu rõ hơn sự vất vả, gian lao và cả sự hy sinh của người Lính. Người
lính ngày xưa vượt Trường sơn giải phóng miền Nam, người lính đảo đang
canh giữ biên cương của Tổ Quốc hiện giờ.Trong tâm hồn tác giả, hình ảnh
của các anh luôn là những hình ảnh đẹp, hiên ngang, kiêu hùng và cũng
bình dị, hiếu thảo chan chứa yêu quê hương…
Băng rừng vượt suối gian nan
Oằn mình chống chọi với làn mưa bom
( Mẹ vẫn chờ con)
Khó khăn gian khổ không sờn
Đánh tan giặc Mĩ, giang san nối liền
( Cánh võng Trường sơn)
Vượt ngàn mưa bom bão đạn, thống nhất đất nước, nhưng trái tim người lính lúc nào cũng nghĩ về Mẹ và quê hương:
Con đang canh giữ Trường Sa
Con thương mẹ rét vẫn ra ngoài đồng
…
Con canh giữ đảo ngày đêm
Đáp đền công mẹ giữ yên quê nhà.
Thật
bình dị trong sáng và cao đẹp biết bao. Bài thơ Nhớ các anh ca ngợi 64
chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma cũng thật xúc động lòng người.
Duyên
quê cũng còn là sự trở trăn của tác giả trước những tiêu cực đang hàng
ngày diễn ra. Những nét đẹp chân quê mất đi làm tác giả day dứt và tiếc
nuối.” Nhắc ai” “ Nhắn với gái quê’, “ Ô danh nhà cò” “ Lưới trời” “
Cuội xưa, cuội nay”…là một loạt bài vừa nhắc nhở, phê phán và lên án
mạnh mẽ.
Thơ
lục bát rất dễ làm nhưng không phải ai cũng làm được thành thơ. Ngay cả
khi sử dụng thể thơ này nhuần nhuyễn mà thiếu cảm súc, thiếu” chất” của
thơ thì cũng chì là những câu chữ mang tính “ nghệ thuật” . Duyên Quê
thực sự đã mang đến cho người đọc một cảm xúc ngọt ngào, đậm đà tình yêu
quê hương, yêu đất nước, yêu con người. Những câu thơ mượt mà cứ lắng
lại trong trái tim ta.
Chưa phải là nhà thơ chuyên nghiệp, ở đôi bài Vẩn còn lặp lại làm cảm giác hẫng hụt . Thí dụ :
Mênh mông biển lúa nương dâu rập rờn
Gió lay sóng lúa dập rờn
( Bức tranh quê)
Thế
nhưng Duyên Quê thực sự là một tác phẩm mượt mà, đẹp cả về câu chữ và
nội dung thể hiện. Nó như một ly sữa ngọt ngào, đậm tình yêu quê hương
đất nước, tha thiết tình yêu thương con người…Một tấm lòng của người con
đối với quê hương!
Duyên quê - một nét duyên của thơ Nguyễn Quang Huỳnh!
Ngày 27-7-2019
Hoàng Hương Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét